Bà bầu có ăn được cơm rượu không đó chính là câu hỏi được rất nhiều các chị em hiện nay đang thắc mắc , trong quá trình mang thai các chi em rất quan tâm tới những món ăn giàu chất dinh dưỡng và hạn chế những món ăn có chất kích thích và không tốt cho thai nhi.
Về trường hợp đang có bầu có ăn được cơm rượu không thì đối vói nhiều chị em hoàn toàn không có vấn đề gì hết, nhưng đối với những chị em khác nếu bạn thử một chút ban đầu mà thấy có hiện tượng khác xảy ra thì bạn nên ngừng ăn ngay lập tức.
Để biết được trong cơm rượu có những chất dinh dưỡng gì thì bạn nên tim hiểu thêm bài viết sau đây
Cơm rượu có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ích khí, bổ huyết, kiện tỳ ấm vị, bổ gan thận, ngưng ho. Rượu nếp cẩm đặc biệt thích hợp với những người có tỳ vị yếu, thể lực kém, thiếu máu, mắc chứng hồi hộp hụt hơi, ho hen, xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đi tiểu thường xuyên, bà bầu, sản phụ sau sinh.
Về mặt dinh dưỡng, rượu nếp cẩm có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra gạo nếp cẩm còn chứa vitamin C, chất diệp lục, anthocyanin, carotene mà trong gạo thường không có.
Vì thế gạo nếp cẩm nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo thường, có tác dụng sàng lọc gốc tự do, bổ sung sắt, cải thiện chứng thiếu máu, chống stress và điều tiết miễn dịch.
Ngoài ra, gạo còn chứa canxi cao, axit folic và vitamin D. Axit folic là một trong những chất rất cần thiết cho bà bầu và thai nhi. Nhưng bên cạnh đó rượu nếp cẩm còn là vị thuốc vô cùng tốt giúp tăng sức đề kháng, chữa bệnh và làm đẹp da cho con người…
Nhiều chị em phụ nữ lo ngại vì có hàm lượng men nên món ăn này sẽ nguy hiểm đối với sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên sự lên men của cơm rượu nếp cầm là tự nhiên do đó nó hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của bà bầu.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bà bầu hoàn toàn có thể ăn cơm rượu nếp cẩm trong thai kì nhưng cần ăn với mức độ vừa phải, không nên lạm dụng vì hơi mem có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài việc ăn nguyên trạng thì mẹ bầu có thể dùng gạo nếp cẩm với đậu đỏ cho thêm nước xương hầm nấu thành cháo mặn, hoặc nấu với đậu đỏ và ăn với đường phên sẽ giúp bổ máu, với sản phụ sau sinh giúp bồi bổ sức khỏe, lợi sữa.
+ Là một vị thuốc trong đông y:
Cơm rượu nếp cẩm là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Đây là vị thuốc hữu hiệu giúp cho những người yếu bao tử hay bị viêm loét bao tử, ung thư tuyến tính, trực tràng… Người thường xuyên ói mửa, có thể lấy một nắm nếp cẩm rang khô, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm., sẽ cho tác dụng tốt.
+ Cung cấp chất sắt:
Lượng sắt trong gạo nếp cẩm rất cao do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai nên ăn ít nhật 2lần/ tuần để tránh mất máu và thiếu hụt sắt.
+ Điều hòa huyết áp:
Thay vì sử dụng các loại tân dược hạ huyết áp chứa nhiều stalin thường gây tác dụng phụ cho người dùng thì chị em mang bầu nên ăn rượu nếp cẩm để thay thế. Nghiên cứu khoa học cho biết rượu nếp cẩm giảm colesterol trong máu mà không gây bất kỳ một phản ứng phụ nào. Bạn có thể ăn nếp cẩm thường xuyên để giúp ổn định huyết áp.
+Bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả:
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp táiv tạo mạch máu. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác.
+ Giúp tăng cân hiệu quả
Với lượng protein của gạo nếp cẩm cao gấp 6,8 lần so với các loại gạo khác, chất béo cao hơn 20% và 8 loại acid amin, nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể nên rượu nếp cẩm rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể và giúp mẹ bầu tăng cân nếu mẹ đang bị suy kiệt.
+ Chăm sóc da:
Lão hóa da là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Do có chứa nhóm vitamin B nên rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp. Dùng rượu nếp cẩm giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối khi đi ngủ, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần.
Cách chế biến cơm rượu nếp cẩm an toàn và ngon miệng
Để có được món cơm rượu nếp cẩm thơm ngon, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây.
+ Cách chọn gạo ngon:
Gạo nếp cẩm ngon đủ điều kiện để làm cơm rượu phải có màu đen. Nên chọn hạt tròn và dài đều. Tốt nhất nên chọn loại gạo đã thu hoạch được chừng 3 tháng. Điều này giúp cho cơm rượu khi làm ra sẽ có mùi nồng thơm vừa đủ, không bị gắt và có hương nếp đặc trưng.
+ Cách chọn men rượu đúng cách:
Men rượu cực kì quan trọng đối với món ăn này vì nếu dùng men trung quốc có thể rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Bạn nên chọn loại men rượu được ủ từ bột và một số loại thảo dược có tính cay, nóng. Men rượu sẽ giúp phân hủy tinh bột có trong nếp thành đường và lên men đường thành rượu.
+ Cách chế biến đúng cách:
– Ngâm gạo nếp đã được chọn kĩ lưỡng trong khoảng 6 giờ trong nước lạnh rồi sau đó đồ nếp than thành xôi.
– Xôi chín thì trải đều xôi nếp than ra nong cho đến khi còn ấm ấm thì rắc men rượu lên trên thật đều.
– Dùng 100g men cho 10kg gạo là liều lượng hợp lý. Men khi rắc lên xôi nếp than thì nên nghiền thật mịn và rắc đều.
– Nên rắc men khi xôi còn âm ấm vì nếu nóng quá sẽ khiến men bị chết, ngược lại nếu nguội quá sẽ làm hỏng xôi.
– Sau khi đã rắc men đều cả hai mặt bạn cho xôi nếp than vào chum hay hũ bằng đất nung hoặc thủy tinh để ủ rượu.
– Đợi sau khoảng 4 ngày cơm rượu sẽ dậy nước và có mùi thơm đặc trưng.
Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng và công dụng của cơm rượu nếp cẩm đối với sức khỏe của thai kì. Với những gợi ý trên đây, hi vọng mẹ bầu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn rượu nếp cẩm không? Chúc các mẹ vượt cạn thành công!